Tìm hiểu về AMD Smart Access Memory? So sánh Smart Access Memory và Resizable Bar

SAM là viết tắt của Smart Access Memory, là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với người sử dụng công nghệ. Nói như vậy nhưng không phải ai cũng biết đến nó là gì, hoạt động cụ thể như thế nào và còn nhiều điều khác. Bài viết dưới đây Kho Máy Chủ sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.

Khái niệm AMD Smart Access Memory

ADM Smart Access Memory, thường được biết đến với ký hiệu SAM, đây là một công nghệ mới toanh của hãng AMD. Công nghệ này cho phép bộ vi xử lý CPU và card đồ họa GPU có thể giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua một hệ thống bộ nhớ chung.

Nếu như trước đây, trong khi bộ nhớ hệ thống chỉ cho phép GPU truy cập vào bộ nó một phần nhỏ còn CPU thì được phép truy cập toàn bộ, thì giờ đây với SAM, GPU có thể hoàn toàn truy cập vào bộ nhớ hệ thống một cách toàn bộ.  

Với SAM, nó cho phép GPU có thể truy cập vào bộ nhớ hệ thống với thời gian nhanh hơn và hiệu suất cao hơn. Từ đó, tăng tốc độ xử lý đồ họa và giảm đi đáng kể độ trễ. Hiệu suất chơi của  gamer sẽ được cải thiện cũng như khả năng xử lý đa nhiệm của CPU và GPU trên hệ thống.

Xem thêm: Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 thích hợp để chơi game không?

Cách thức hoạt động của Smart Access Memory

Cách thức hoạt động của SAM được hiểu đơn giản là cho phép card đồ họa GPU truy cập tối đa vào hệ thống bộ nhớ VRAM. Nếu như trước đây, GPU chỉ được phép truy cập chỉ một phần vào hệ thống bộ nhớ. Tuy nhiên sau khi SAM ra đời, nó đã giúp GPU lên một tầm cao mới, có thể truy cập vào toàn bộ bộ nhớ hệ thống qua cổng PCIe. 

Ưu và nhược điểm của Smart Access Memory

SAM có những ưu và nhược điểm như sau

Ưu điểm 

Tăng hiệu suất làm việc: SAM giúp CPU và GPU có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau thông qua bộ nhớ chia sẻ, tốc độ truy cập dữ liệu của hai thành phần này trở nên nhanh hơn. Giúp người gamer có trải nghiệm chơi tốt hơn, tăng khả năng xử lý đa nhiệm. 

  • Hỗ trợ tăng băng thông: SAM hỗ trợ tăng băng thông vì nó giúp GPU truy cập được vào toàn bộ bộ nhớ hệ thống chứ không phải như trước đây, bị giới hạn trong bộ nhớ VRAM.
  • Hiệu suất được tối ưu hóa: Khi có sự hỗ trợ của SAM, GPU có khả năng truy cập vào toàn bộ hệ thống bộ nhớ, từ đó, khả năng xử lý đồ họa cải thiện, cũng như không cần phải chờ đợi quá lâu đối với các tác vụ đòi hỏi xử lý nhiều tài nguyên.
  • Khả năng tương thích với các CPU và GPU thế hệ mới nhất: Dòng CPU Ryzen từ thế hệ 3 trở đi và dòng GPU Radeon RX 6000, SAM được hỗ trợ trên các dòng này.    
Server Dell R740Xd thanh lý giá rẻ tại Khoserver

Nhược điểm

  • Yêu cầu tương thích phần cứng: Không phải mọi hệ thống AMD điều có thể sử dụng được SAM. Điều này đồng nghĩa với việc nếu đã sử dụng SAM, người dùng không phải muốn sử dụng CPU, GPU hay bo mạch chủ nào cũng được mà phải chọn phần có tương thích. 
  • Cần có sự hỗ trợ của BIOS: SAM hoạt động được là nhờ có sự hỗ trợ của BIOS. Điều này có nghĩa là cần phải có BIOS thì mới có thể kích hoạt được tính năng của SAM.
  • Hỗ trợ hiệu suất tùy vào ứng dụng: Mặc dù nói rằng SAM hỗ trợ hiệu suất tối đa cho GPU, tuy nhiên không phải ứng dụng nào cũng vậy. Nó phụ thuộc vào ứng dụng mà bạn đang sử dụng nên hiệu suất có thể khác nhau.
  • Dung lượng bộ nhớ bị giới hạn: Khi hoạt động với RAM, dung lượng tối đa của SAM là 16GB, nên dù bộ nhớ RAM có dung lượng nhiều hơn 16GB thì SAM cũng chỉ dùng được 16GB, phần dư còn lại sẽ không sử dụng được. Nếu không muốn lãng phí, bạn nên cân nhắc chọn RAM có dung lượng theo yêu cầu nhé.

Hướng dẫn cách bật SAM

Để SAM được kích hoạt, chúng ta cần một mainboard AMD 500 series, một CPU Ryzen 5000 hoặc Ryzen 3000 cùng một card đồ họa Radeon 6000s series. Bên cạnh đó người dùng cần phải cập nhật thêm Driver cho BIOS và Radeon Software.

Các bước để kích hoạt SAM như sau:

Bước 1: Bạn khởi động máy tính, nhấn phím Del hoặc F12 để mở BIOS.

Bước 2: Chọn vào Advanced Menu hoặc Advanced Settings.

Bước 3: Chọn bật Above 4G Decoding.

Bước 4: Chọn Re-Size BAR Decoding.

Với các bước trên bạn đã có thể bật tính năng SAM trên thiết bị máy tính của mình.  

Có thể bạn quan tâm: So sánh CPU và GPU: Điểm khác biệt và cái nào quan trọng hơn?

So sánh Smart Access Memory và Resizable Bar

SAM

  • Hỗ trợ phần cứng: Chỉ được hỗ trợ trên các hệ thống sử dụng CPU AMD Ryzen 5000 và GPU AMD Radeon RX 6000
  • Hỗ trợ hệ điều hành: Dùng trên hệ điều hành Linux và Windows
  • Hiệu suất: Tùy thuộc vào ứng dụng mà người dùng đang sử dụng
Resizable Bar
  • Hỗ trợ phần cứng: Được hỗ trợ trên các card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 30 Series cùng một vào các đồ họa NVIDIA GeForce RTX 20 Series
  • Hỗ trợ hệ điều hành: Chỉ sử dụng được trên Windows 10 và 11
  • Hiệu suất: Tùy thuộc vào ứng dụng mà người dùng đang sử dụng

Kết luận

Bài viết trên Kho Máy Chủ đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về Smart Access Memory (SAM). Hy vọng nội dung mang đến cho người xem thông tin bổ ích, giúp họ hiểu hơn về tính năng độc quyền này của AMD. 

Liên hệ Khoserver để đặt mua server dell thanh lý chất lượng


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Core và Thread là gì? Ảnh hưởng thế nào đến hiệu suất của CPU?

So sánh CPU và GPU: Điểm khác biệt và cái nào quan trọng hơn?

Ở đâu cung cấp máy chủ Hồ Chí Minh chính hãng uy tín?