SAN là gì? Khi xây dựng hệ thống SAN cần lưu ý điều gì?
Hệ thống SAN là gì, nó mang đến lợi ích gì cho người dùng và khi xây dựng cần lưu ý điều gì? Cùng Kho Máy Chủ tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Khái niệm SAN là gì?
SAN là từ viết tắt của Storage Area Network, dịch ra tiếng Việt là mạng lưới lưu trữ khu vực. Đây là một kiến trúc dùng để lưu trữ dữ liệu của người dùng một cách độc lập.
Điểm nổi bật của kiến trúc này chính là khả năng kết nối hệ thống máy tính người dùng với các máy chủ và thiết bị lưu trữ khác, ở trong một mạng riêng biệt.
Điều này giúp cho việc quản lý tài nguyên cả người dùng như lưu trữ và chia sẻ trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn có thể mở rộng khả năng lưu trữ của hệ thống.
Ưu và nhược điểm của hệ thống SAN
Hệ thống SAN hiểu theo cách đơn giản hơn chính là hệ thống mạng kết nối máy chủ với hệ thống lưu trữ, cho phép các máy chủ này truy cập vào nơi lưu trữ dữ liệu theo hệ thống khối. Hệ thống SAN có những ưu và nhược điểm như sau.
Ưu điểm
- Mở rộng dễ dàng: SAN cho phép các hệ thống lưu trữ được thêm vào mà không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của nó trong hệ thống.
- Hiệu suất cao: SAN cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều so với các giải pháp lưu trữ truyền thống, giúp cải thiện hiệu suất ứng dụng và giảm thời gian phản hồi.
- Độ tin cậy cao: SAN được thiết kế để cung cấp tính sẵn sàng cao và khả năng phục hồi dữ liệu tốt, giúp đảm bảo dữ liệu luôn an toàn và sẵn sàng sử dụng.
- Tính linh hoạt: SAN có thể được sử dụng để lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm dữ liệu ứng dụng, cơ sở dữ liệu, hình ảnh, video, v.v.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: SAN cho phép người dùng, ở đây là quản trị viên có thể theo dõi và kiểm soát dữ liệu từ một nơi duy nhất, không cần di chuyển.
- Khả năng tích hợp công nghệ: SAN có thể tích hợp được với các giải pháp và công nghệ khác như ảo hóa, cloud computing,...
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm giá trị thì hệ thống SAN cũng có một số nhược điểm như sau.
- Chi phí ban đầu cao: Để sử dụng SAN hiệu quả, người dùng bắt buộc phải bỏ ra một khoảng đầu tư lớn lúc ban đầu như phải mua các thiết bị lưu trữ, switch, cấu hình, phần mềm dùng để quản lý, sử dụng mạng phù hợp.
- Triển khai và quản lý phức tạp: SAN yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức ít nhất là cơ bản và sau đó là chuyên sâu về hệ thống này để có thể theo dõi cũng như xử lý ngay lập tức khi có sự cố xảy ra.
- Lệ thuộc vào môi trường truyền dẫn: SAN đòi hỏi hệ thống truyền dẫn, hay còn gọi là hạ tầng mạng phải ổn định nhằm tăng hiệu suất trong việc truy cập dữ liệu, giảm độ trễ đến mức tối đa.
- Nguy cơ mất dữ liệu: Nếu hệ thống SAN xảy ra sự cố và không được khắc phục nhanh chóng như sao lưu dữ liệu kịp thời, có thể sẽ bị mất toàn bộ dữ liệu.
Khi nào cần sử dụng hệ thống SAN?
Ngoài việc được doanh nghiệp dùng để cung cấp nơi lưu trữ dữ liệu tập trung thì hệ thống SAN còn được dùng ở các môi trường sau.
- Sử dụng ở Data Center: Hệ thống SAN được dùng ở các Data Center (Trung tâm dữ liệu), tại đây, người dùng có thể quản lý thông tin dữ liệu dễ dàng như chia sẻ, sao lưu.
- Mạng lưu trữ ảo: SAN được sử dụng rộng rãi trong mạng lưu trữ ảo, cụ thể ở đây là kết nối các máy chủ ảo và các hệ thống lưu trữ ảo lại với nhau.
- Môi trường yêu cầu I/O cao: SAN dùng với đường mạnh truyền dẫn ổn định, vì thế nó được ứng dụng nhiều ở các môi trường yêu cầu khả năng I/O (xuất/nhập) cao. Đảm bảo tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng, hạn chế độ trễ đến mức tối đa.
Hệ thống SAN được tạo nên bởi những thành phần nào?
Bạn có thắc mắc rằng để có được hiệu suất làm việc như vậy thì hệ thống SAN được tạo ra từ những thành phần gì hay không? Hệ thống SAN được tạo từ các yếu tố sau:
Storage
Đây là thiết bị lưu trữ dữ liệu chuyên dụng bao gồm ổ cứng và một số thiết bị khác. Storage cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu an toàn, bảo mật, luôn trong tình trạng sẵn sàng cho người dùng. Bên cạnh đó cần lưu ý một điều rằng không phải thiết bị lưu trữ nào cũng có thể sử dụng cho SAN, SAN cần một ổ cứng lưu trữ riêng biệt chuyên dụng.
Thiết bị chuyển mạch SAN
Thiết bị chuyển mạch SAN đa dạng các loại như:
- Thiết bị chuyển mạch Fibre Channel: Loại thiết bị chuyển mạch phổ biến nhất trong SAN, sử dụng giao thức Fibre Channel tốc độ cao để truyền dữ liệu.
- Thiết bị chuyển mạch iSCSI: Sử dụng giao thức iSCSI để truyền dữ liệu qua mạng IP.
- Thiết bị chuyển mạch InfiniBand: Sử dụng giao thức InfiniBand tốc độ cao để truyền dữ liệu.
Máy trạm hoặc máy chủ
Trước khi sử dụng máy chủ hoặc máy trạm với SAN, người dùng cần phải kiểm tra xem SAN sử dụng giao thức kết nối nào, cấu hình ra sao để kết nối với SAN.
Cáp kết nối
Cáp kết nối hay còn được biết đến rộng rải qua thuật ngữ Fibre Channel Protocol (FCB), là các linh kiện dùng để kết nối các thiết bị lưu trữ lại với nhau bao gồm cả host.
Kết luận
SAN là mạng lưới lưu trữ dữ liệu tiện ích dành cho người dùng, đặc biệt là doanh nghiệp và các tổ chức lớn. Tuy nhiên, hệ thống này cũng đặt ra nhiều thách thức cho người sử dụng về chi phí cũng như cách triển khai và quản lý. Để SAN phát huy tối đa hiệu suất, lời khuyên dành cho bạn chính là nên tim hiểu kỹ về nó trước khi bắt tay đầu tư vào nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét