Lựa chọn Cloud Security - Giải pháp bảo mật toàn diện cho Cloud

Đối với doanh nghiệp hiện nay thì điện toán đám mây là một phần không thể thiếu vì nó giúp họ quản lý dữ liệu của mình. Để nguồn tài nguyên đó được an toàn thì bảo mật làm sao chính là mối quan tâm hàng đầu. Câu trả lời chính là Cloud Security, giải pháp bảo mật cho điện toán đám mây.

Khái niệm Cloud Security

Cloud Security (Bảo mật điện toán đám mây) là tập hợp các biện pháp, công nghệ và quy trình được thiết kế để bảo vệ dữ liệu, ứng dụng, hệ thống và cơ sở hạ tầng khi chúng được lưu trữ, truy cập hoặc di chuyển trên nền tảng điện toán đám mây.

Nói một cách đơn giản, Cloud Security giúp đảm bảo rằng thông tin và tài nguyên của bạn được an toàn khi bạn sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây như:

  • Lưu trữ đám mây: Ví dụ như Google Drive, Dropbox, Amazon S3.
  • Máy tính đám mây: Ví dụ như Amazon EC2, Microsoft Azure, Google Compute Engine.
  • Mạng đám mây: Ví dụ như Amazon VPC, Microsoft Azure Virtual Network, Google Cloud Virtual Network.
  • Phần mềm đám mây: Ví dụ như Salesforce, Office 365, G Suite.
>>>Sản phẩm máy chủ R740XD Dell của Khoserver

Cloud Security có đặc điểm gì?

Điện toán đám mây có một số đặc điểm nổi bật mà người dùng không thể nào bỏ qua sau đây:

  • Khả năng tự động hóa tác vụ: Cụ thể như phát hiện vi phạm, sự cố và phản ứng để bảo vệ dữ liệu.
  • Linh hoạt mở rộng: Doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc mở rộng dung lượng lưu trữ khi khối lượng dữ liệu hoặc thông tin tăng lên.
  • Nhiều lớp bảo vệ: Cloud Security sử dụng đa lớp bảo vệ bao gồm bước mã hóa dữ liệu, kiểm soát quyền truy cập, giám sát, phục hồi nhằm bảo vệ thông tin dữ liệu của doanh nghiệp một cách an toàn nhất.
  • Tuân thủ: Để bảo mật được thông tin, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp thì điện toán đám mây phải tuân thủ các quy chuẩn như ISO 27001 và GDPR.
  • Kiểm soát rủi ro: Dịch vụ điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ được những dữ liệu quan trọng của mình mà bên cạnh đó còn giúp họ có thể xác định, đánh giá cũng như kiểm soát rủi ro.
  • Giám sát không ngừng: Cloud Security hoạt động liên tục, vì thế nó có thể giúp doanh nghiệp không ngừng giám sát để từ đó phát hiện và phản ứng kịp thời với các mối đe dọa.

Cách hoạt động của Cloud Security

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng điện toán đám mây hoạt động như thế nào không? Làm thế nào mà nó có thể kiểm soát cũng như bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp được an toàn với số lượng lớn như vậy? 

Điện toán đám mây hoạt động theo cơ chế triển khai các biện pháp kiểm soát nhằm bảo mật thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp ở nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể các biện pháp như sau:

  • Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu được mã hóa, nghĩa là chuyển thành các ký hiệu không thể đọc và hiểu được cả trong lúc di chuyển và sau lưu trữ.
  • Kiểm soát quyền truy cập: Kiểm soát được ai có quyền truy cập vào dữ liệu, tài nguyên. Khi sử dụng Cloud Security thì chỉ những ai được cấp quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu.
  • Giám sát liên tục: Liên tục theo dõi, giám sát, phát hiện những mối đe dọa và sau đó có phản ứng phù hợp để có cách đối phó.
  • Phục hồi dữ liệu: Một trong những cách hoạt động ấn tượng của điện toán đám mây chính là khả năng sao lưu, phục hồi lại được dữ liệu bị mất bởi sự cố an ninh. 
>>>Hai dòng server Dellserver HP thanh lý giá rẻ bán chạy nhất tại Khoserver

Bảo mật điện toán đám mây mang đến lợi ích gì cho người dùng?

  • Bảo vệ dữ liệu: Cloud Security giúp bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi các mối đe dọa như truy cập trái phép, rò rỉ dữ liệu, tấn công mạng và phần mềm độc hại.
  • Tuân thủ quy định: Cloud Security giúp bạn đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quy định liên quan đến việc lưu trữ và xử lý dữ liệu.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động: Cloud Security giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tăng khả năng phục hồi của hệ thống trong trường hợp xảy ra sự cố.
  • Giảm chi phí: Cloud Security giúp bạn tiết kiệm chi phí cho việc bảo mật cơ sở hạ tầng và phần mềm của riêng mình.

Một số điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng Cloud Security 

Để điện toán đám mây phát huy tối đa tác dụng thì người dùng doanh nghiệp nên chú ý một số điều sau:

  • Trước khi đưa ra quyết định sử dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp nên tìm hiểu về các rủi ro có thể gặp phải liên quan đến Cloud Security.
  • Nên hiểu rõ trách nhiệm của từng bên liên quan đến Cloud Security.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi của điện toán đám mây khi sử dụng.
  • Đào tạo nhận thức cho đội ngũ nhân viên để họ tuân thủ theo các quy định khi sử dụng điện toán đám mây.

Kết luận

Bài viết trên Kho Máy Chủ đã giúp bạn hiểu được Cloud Security là gì và tầm quan trọng của điện toán đám mây đối với người dùng, đặc biệt là doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đọc vì đã xem hết bài viết này, đừng quên theo dõi chúng tôi liên tục để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Core và Thread là gì? Ảnh hưởng thế nào đến hiệu suất của CPU?

So sánh CPU và GPU: Điểm khác biệt và cái nào quan trọng hơn?

Ở đâu cung cấp máy chủ Hồ Chí Minh chính hãng uy tín?